GS Vũ Trọng Hồng: Lắp đặt ngay bơm thuyền để cứu sông Đáy đang ‘chết lặng’

119 2025-01-04 14:41

tham khao xsmb

Giáo sư Vũ Trọng Hồng: Lắp đặt ngay bơm thuyền để cứu sông Đáy đang ‘chết lặng’ - Ảnh 1.

Sông Đáy đoạn chảy qua xã Vân Côn (huyện Hoài Đức, Hà Nội) - Ảnh: DANH KHANG

Ngày 4-1, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, GS Vũ Trọng Hồng, chuyên gia ngành thủy lợi (nguyên thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho hay "cần phải lắp đặt ngay bơm thuyền để cứu sông Đáy".

* Thưa ông, như Tuổi Trẻ Online đã phản ánh trong nhóm bài, sông Đáy đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng, giải pháp lúc này là gì?

  - Sông Đáy không chỉ có ý nghĩa quan trọng với nông nghiệp ở miền Bắc mà còn có chức năng thoát lũ cho sông Hồng nhưng khoảng 20 năm trở lại đây đã bị ô nhiễm cực độ. Sông Đáy bị ô nhiễm và có nhiều đoạn "sông chết", chủ yếu tập trung vào hai nguyên nhân chính là tình trạng xả thải bừa bãi, nước thải đô thị và thiếu nước tạo dòng chảy.

Giáo sư Vũ Trọng Hồng: Lắp đặt ngay bơm thuyền để cứu sông Đáy đang ‘chết lặng’ - Ảnh 2.

Giáo sư Vũ Trọng Hồng - Ảnh: D.KHANG

Lâu nay có lẽ chúng ta chỉ tập trung làm phần ngọn đó là giải quyết vấn đề ô nhiễm, kiểm soát nguồn thải cũng như thu gom chất thải đưa đi xử lý mà chưa tập trung tạo dòng chảy. 

Dòng sông có khả năng tự làm sạch nên dù có đang ô nhiễm nhưng nếu vẫn có dòng chảy thì tình trạng ô nhiễm sẽ giảm.

Nguyên nhân dẫn đến sông Đáy ở thượng nguồn (địa phận Hà Nội) không có dòng chảy là do lòng dẫn của sông Hồng hạ thấp. Mực nước lên xuống thất thường đã làm cửa lấy nước ở cống Cẩm Đình (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) từ sông Hồng vào sông Đáy cạn trơ đáy và dường như chỉ có mùa lũ mới đủ nước.

Theo tôi lúc này phải đầu tư ngay hệ thống bơm thuyền tạo nguồn, tạo dòng chảy cho sông Đáy. Có nghĩa là đặt hệ thống máy bơm trên thuyền, khi nước xuống thì thuyền xuống, nước lên thì thuyền lên. 

Việc bơm này không gây quá nhiều tốn kém vì chủ yếu bơm vào mùa khô. Phương án bơm thuyền đã được thử nghiệm, đạt hiệu quả cao để tạo nguồn,go88.club apk tạo dòng chảy trong mùa khô hạn thiếu nước.

* Có bao giờ ông nghĩ tới chuyện sông Đáy nhiều đoạn gần như "chết lặng", tải go88 ngừng chảy như ngày hôm nay?

  - Thú thật là không chỉ tôi mà nhiều giáo sư, tải go88 tiến sĩ, chuyên gia công tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi không bao giờ nghĩ tới chuyện lòng dẫn của sông Hồng tụt nhanh như vậy. Nếu lòng dẫn của sông Hồng vẫn như xưa (khoảng 30 - 40 năm trước) thì chắc chắn sông Đáy không đứng trước nguy cơ biến thành "dòng sông chết".

Giáo sư Vũ Trọng Hồng: Lắp đặt ngay bơm thuyền để cứu sông Đáy đang ‘chết lặng’ - Ảnh 3.

Sông Đáy lấy nước từ sông Hồng nhưng đến nay cống Cẩm Đình (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) cạn trơ đáy - Ảnh: D.KHANG

Tôi và đồng nghiệp cũng đã có nhiều thảo luận, nghiên cứu cho thấy nguyên nhân dẫn đến lòng sông Hồng tụt khiến nước không thể vào sông Đáy là do biến đổi khí hậu, lượng mưa tập trung vào một thời điểm và hồ thủy lợi, thủy điện tích nước giữ lại một phần cát sỏi, phù sa…

Tuy nhiên theo tôi, nguyên nhân sâu xa khiến lòng sông tụt nhanh là do khai thác cát sỏi quá mức trong những năm qua. Tình trạng "cát tặc" vẫn lộng hành ngày đêm và gần đây cơ quan chức năng bắt quả tang nhiều vụ.

Nếu chúng ta vẫn để khai thác cát sỏi quá mức, không kiểm soát chặt sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến các tuyến đê mỗi khi nước lũ về. Thời công tác trong ngành thủy lợi, tôi là người được Thủ tướng Chính phủ giao chỉ đạo gia cố, xây dựng nhiều đoạn đê sông Hồng.

Để đoạn đê chắc chắn, chống chịu được các trận lũ lớn từ thượng nguồn dồn về, chúng tôi phải dùng cả đất sét để gia cố chân đê. Lo ngại khi hiện nay lòng sông Hồng tụt sẽ khiến chân đê bị đe dọa. Nước lũ về mà chân đê tụt theo thì hậu họa sẽ khôn lường.

Giáo sư Vũ Trọng Hồng: Lắp đặt ngay bơm thuyền để cứu sông Đáy đang ‘chết lặng’ - Ảnh 4.

Sông Đáy chảy qua đại lộ Thăng Long (thuộc địa phận xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) - Ảnh: D.KHANG

* Về lâu dài chúng ta cần làm gì để phát huy thế mạnh sông Đáy?

  - Bên cạnh việc kiểm soát nguồn thải, thu gom nước thải đô thị để đi xử lý, nạo vét lòng dẫn bị bồi lắng thì phải cải thiện được chất lượng lòng dẫn của sông Hồng. Bản chất sâu xa đó là lòng dẫn sông Hồng cải thiện được như trước đây thì nước sẽ tự chảy vào sông Đáy. Đây là công việc đòi hỏi phải có sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương.

Về tương lai, để cứu các dòng sông, trong đó có sông Đáy không còn cách nào khác chúng ta phải đầu tư bài bản, ưu tiên nhiều dự án đầu tư công để cải tạo những dòng sông đang bị ô nhiễm.

Dòng sông được xem là mạch máu của đồng bằng nhưng những năm qua chúng ta chưa thực sự phát huy được thế mạnh. Nhiều người coi dòng sông như một nguồn nước cứ thoải mái sử dụng bừa bãi và coi việc lấy cát từ dòng sông là bình thường. 

Họ không thấy rằng tất cả đã phá đi quy luật của dòng sông. Làm trái quy luật tự nhiên khi nước biển dâng nếu con người mất dòng sông thì sẽ đứng trước nguy cơ hạn hán, thiếu cả nước sạch để uống thì sẽ là "thảm kịch".

"Phải xem xử lý ô nhiễm môi trường sông Đáy như cuộc cách mạng"

Giáo sư Vũ Trọng Hồng: Lắp đặt ngay bơm thuyền để cứu sông Đáy đang ‘chết lặng’ - Ảnh 5.

Sông Tô Lịch (đoạn ở cầu vượt Láng Hạ, Hà Nội) mang theo nước thải đổ ra sông Nhuệ, sau đó sông Nhuệ hợp lưu vào sông Đáy tại cống Phủ Lý (Hà Nam) - Ảnh: D.KHANG

"Phải xem xử lý ô nhiễm môi trường sông Đáy như cuộc cách mạng. Để cải thiện ô nhiễm cần nắm được quy luật của dòng sông. Muốn cứu sông Đáy thì phải xử lý ô nhiễm ở các dòng sông nội đô của Hà Nội (sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét) và sông Nhuệ vì những dòng sông này đều đổ ra sông Đáy.

Để dòng sông Đáy "hồi sinh", phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, vận tải đường thủy… thì con người phải luôn sống hòa hợp với thiên nhiên", giáo sư Vũ Trọng Hồng nói.

Trang Sau:Madam Pang tiếc vì không chiêu mộ được Nguyễn Xuân Son
Trang Trước:HLV Kim Sang Sik: 'Toàn đội phải chiến thắng trên đất Thái Lan'
Thông tin được đề xuất